Xôn xao hình ảnh “nhà sư ăn thịt chó” Nguyễn Minh Phúc tốt nghiệp trường ĐH hàng đầu

Trong sáng ngày 2/4, hàng loạt fanpage đăng tải hình ảnh “sư thầy ăn thịt chó” Nguyễn Minh Phúc tốt nghiệp đại học, nhưng đây đều là tin giả.

Sáng ngày 2/4, trên MXH xôn xao về hình ảnh ông Nguyễn Minh Phúc (còn được gọi với biệt danh “nhà sư ăn thịt chó”) mặc áo cử nhân tốt nghiệp tại trường ĐH Luật TP.HCM.

Theo báo Vietnamnet, đại diện trường ĐH Luật TP.HCM cho biết thông tin này không chính xác. Ông Phúc đến chúc mừng lễ tốt nghiệp của một bạn sinh viên quen trong trường, sau đó ông đã thuê đồ của những người làm dịch vụ chụp ảnh dạo và chụp ảnh trong sân trường.

Những hình ảnh mặc áo tốt nghiệp của ông Phúc đã bị đăng lên mạng và bị nhầm tưởng là đã tốt nghiệp trường ĐH Luật TP.HCM. Nhưng thực tế là ông này còn chưa từng học ở trường.

Xôn xao hình ảnh nhà sư ăn thịt chó Nguyễn Minh Phúc tốt nghiệp trường ĐH hàng đầu: Sự thật là gì? - Hình 1

Hình ảnh ông Nguyễn Minh Phúc xuất hiện ở trường ĐH Luật TP.HCM gây xôn xao dư luận (Ảnh: Internet)

Khi phát hiện ông Phúc chụp ảnh trong sân, bảo vệ của trường ĐH Luật TP.HCM cũng đã mời ra khỏi khu vực làm lễ của sinh viên.

Trước đó, ông Nguyễn Minh Phúc từng xuất hiện trên YouTube khi mặc áo tu sĩ Phật giáo và có những phát ngôn trái với truyền thống Phật giáo Việt Namxúc phạm lãnh đạo GHPG Việt Nam… gây hậu quả nghiêm trọng, làm không ít Phật tử bức xúc.

Theo báo VTC News, Ban trị sự GHPG huyện Củ Chi (TP.HCM) đã có văn bản gửi Ban trị sự GHPG TP.HCM về việc ông Phúc giả danh tu sĩ Phật giáo.

Ngoài ra, ông Phúc cũng bị phát hiện sử dụng các giấy tờ, quyết định giả mạo để tự xưng tu sĩ. Cho đến hiện tại, tất cả các video phát ngôn trái với truyền thống Phật giáo, xuyên tạc Phật giáo của ông Nguyễn Minh Phúc đã phải tháo gỡ khỏi các trang YouTube.

Thực hư thông tin ‘đã tìm thấy Diễm My ở mật thất của Tịnh thất Bồng Lai’

PV đã liên hệ với bà Đoàn Thị Tuyết Mai (mẹ ruột Diễm My) để làm rõ việc mạng xã hội lan truyền thông tin “đã tìm thấy Diễm My tại mật thất của Tịnh thất Bồng Lai” tối 6/1.

Thực hư thông tin đã tìm thấy Diễm My ở mật thất của Tịnh thất Bồng Lai - Hình 1

Thông tin trên khiến dư luận không khỏi xôn xao, bởi trước đó, cô gái sinh năm 1999 này đã được gia đình tìm kiếm nhiều năm liền.

Được biết, thông tin bắt nguồn từ livestream của bà Đoàn Thị Tuyết Mai và ông Võ Văn Thắng cùng một số nhân vật khác vào tối 6/1. Khi đang trò chuyện, mẹ Diễm My nhận được tin báo “đã tìm thấy con gái”. Ngay lập tức, bà đã cùng chồng đứng lên để đi “nhận con”.

Tuy nhiên, đêm 6/1, trao đổi với PV, bà Mai cho biết: “Hiện chúng tôi vẫn chưa tìm thấy Diễm My. Người ta gọi điện tới nhưng cuối cùng chúng tôi không liên lạc được. Đây không phải là cuộc gọi từ cơ quan chức năng. Hiện tại, gia đình tôi vẫn đang đợi thông tin từ chính quyền”.

Thực hư thông tin đã tìm thấy Diễm My ở mật thất của Tịnh thất Bồng Lai - Hình 2

Chân dung Diễm My.

Trong một diễn biến gần đây nhất, vào ngày 4/1, Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã đến khám xét và tống đạt quyết định khởi tố vụ án liên quan đến những lùm xùm tại “Tịnh thất Bồng Lai”. Khi cơ quan chức năng đang làm việc, an ninh được thắt chặt, các chốt chặn vào cơ sở này cũng được thiết lập để tránh người dân hiếu kì tụ tập đông đúc. Tại đây, bố mẹ Diễm My cũng có mặt để chờ đợi.

Trước đó, vào năm 2019, cô gái Diễm My (SN 1999) từng đến Tịnh thất Bồng Lai xin “tu tập” nhưng không được gia đình đồng ý. Nhận thấy đây không phải là cơ sở tôn giáo, vợ chồng bà Mai đã phản đối việc con “ tu hành” tại đây, dẫn đến việc Diễm My bỏ trốn.

Bà Tuyết Mai từng chia sẻ suốt 2 năm qua, vợ chồng bà không thể gặp được con. Vào năm 2020, vợ chồng bà từng “nhận” lại con từ cơ quan công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Tuy nhiên, sau buổi làm việc với cơ quan công an, ông Lê Tùng Vân giả vờ bị tăng xông và nằm dài ra ghế đá ở sân trụ sở công an, đòi trả Diễm My. Hộ gia đình bà Cao Thị Cúc cũng đã lớn tiếng cho rằng công an đã giấu Diễm My.

Liên quan đến sự việc tại Tịnh thất Bồng Lai, trước đó, ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết cơ sở này không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý.

Cũng theo ông Trọng, cơ sở tịnh thất Bồng Lai thực chất là cơ sở gia đình riêng, do bà Cao Thị Cúc (hộ khẩu thường trú tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) xây dựng, sau đó tự ý chuyển tượng Phật, đồ thờ cúng vào, biến nơi này thành cơ sở thờ tự bất hợp pháp.

Ban Tôn giáo Chính phủ đã có văn bản đề nghị Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ Long An xác minh. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã khẳng định tư thất Bồng Lai không phải là cơ sở tự viện hợp pháp do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An quản lý; đề nghị UBND tỉnh và cơ quan hữu quan xác minh để xử lý vi phạm của cơ sở trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Ngὰy Cɦôո Cօn Gάɪ, Qᴜαn Tὰɪ Ƅ‌ỗոg Гơɪ Xᴜốոg Đɑ̂́т, Мở Ոắρ Гα Ƅ‌êո Tгօng Lὰ 2 Cάɪ Xάċ, Cɑ̉ Lὰng Thɑ̂́γ Ѵậγ Ƅ‌ậт Ⱪhóċ Thɑ̉м Thɪếт
Next post Xôn xao hình ảnh “nhà sư ăn thịt chó” Nguyễn Minh Phúc tốt nghiệp trường ĐH hàng đầu
error: Content is protected !!