Dân ta cần nghe loa phường và xem thi hoa hậu đến thế sao?

TTO – Viết tiếp hai câu chuyện đang được dư luận quan tâm là Hà Nội lên kế hoạch phủ sóng loa phường và 22 cuộc thi hoa hậu, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương cho rằng hai thứ đó không giúp ích được gì cho người dân trong tình hình hiện nay.

Dân ta cần nghe loa phường và xem thi hoa hậu đến thế sao? - Ảnh 1.

Nhằm góp thêm một góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến của TS Nguyễn Hoàng Chương gởi đến chuyên mục Bạn đọc làm báo.

1. Xung quanh câu chuyện Hà Nội mắc lại loa phường, nhiều ý kiến phản đốI, cũng có người ủng hộ.

Theo thăm dò của Tuổi Trẻ Online, đến 18 giờ 50 phút ngày 28-7, tôi thấy có 285 bình chọn không đồng ý, 31 bình chọn đồng ý. Đây sẽ thêm một căn cứ để cấp thẩm quyền tại Hà Nội xem xét, quyết định.

Tại bài viết: “Loa phường: Bỏ hay giữ?” (Tuổi Trẻ, 28-7), tôi quan tâm đến các ý kiến nêu ra, trong đó có ý kiến của bà Nguyễn Thị Mai Hương – phó giám đốc Sở Thông tin – truyền thông Hà Nội – khiến tôi có nhiều băn khoăn, thắc mắc.

a/ “Loa phường là hình thức truyền phát thông tin không thể thay thế được”, không biết kết luận này có dựa trên khảo sát đầy đủ chưa? Hay đây chỉ là nhận định chủ quan của nhà quản lý? Nếu như thế, đâu là cơ sở khoa học, thực tiễn?

Từng có thời gian học tập tại Hà Nội, trọ học từ khu dân cư của người lao động bình thường đến khu đô thị sang trọng, tôi không hề gặp cư dân tại đây mặn mà với loa phường. Lắm lúc “nghiện” tờ báo in, tìm đỏ mắt qua mấy phố mà chẳng thấy. Thói quen xưa… mất dấu!

b/ “Nhắn tin qua Zalo thì có người đọc, người không. Nhưng khi phát qua hệ thống loa, người dân nắm được, truyền tải lại cho nhau,…”, chia sẻ này dường như đánh mất logic của vế đầu, chẳng lẽ nhắn tin qua Zalo – người đọc rồi không truyền tải lại cho người chưa đọc hay sao?

c/ “Thay đổi để loa phường thân thiện hơn với môi trường”, nhưng, với cách làm, mỗi lần phát thanh dài 15 phút, trong tuần các phường sẽ phát 5 ngày – e không thân thiện rồi.

Lại nữa, thông tin đưa lên loa phường phải là “rất thiết yếu”, không biết trong 1 tháng – cấp phường có bao nhiêu thông tin “rất thiết yếu”, con số vượt qua 1, 2 hay không mà lắp lại loa phường chi cho tốn kém?

Về mặt vật lý, âm thanh phát ra tại các tụ điểm công cộng nếu muốn đến tai người nghe thì cường độ âm phải lớn hơn cường độ các loại âm trên đường phố, có khi đạt đến ngưỡng đau (90-120dB), vậy là những hộ dân sinh sống cạnh vị trí lắp loa phường rồi thế nào đây!?

Nếu mắc loa về đến từng hộ gia đình, những hộ điều chỉnh volume về mức 0 thì… chịu thôi!!

2. Ông Trần Hướng Dương – phó cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn – cho biết năm nay có 22 cuộc thi hoa hậu được cấp phép chính thức, không phải là quá nhiều. Bàn dân thiên hạ thêm một phen rối não!

Như vậy, bình quân 1 tháng có khoảng 2 cuộc thi hoa hậu. Xin thưa, con số đó là chưa cộng dồn các cuộc thi sắc đẹp do cấp tỉnh/thành phố cấp phép. Cứ đà này, dân ta “bão hòa” cuộc thi hoa hậu, trong tương lai rất gần, ra ngõ là gặp hoa hậu.

Tôn vinh sắc tài của phụ nữ Việt Nam, ai cũng mong. Nhưng đó là những hoa hậu tài sắc vẹn toàn, sau khi giành chiến thắng tại cuộc thi hoa hậu, bên cạnh sự trầm trồ của người hâm mộ, họ sống, làm việc, phụng sự nhằm lan tỏa giá trị cao đẹp của đất nước, con người Việt Nam. Đằng này, với 22 cuộc thi là 22 hoa hậu, 44 á hậu 1, 2 – loạn thế rồi giẫm chân lên nhau à?

Thiết nghĩ, hậu COVID-19, trong thời kỳ “bão giá”, hãy tập trung nguồn lực chăm lo cho người lao động có cuộc sống an vui, chung sức phục hồi kinh tế, xã hội sau đại dịch, góp phần kiềm chế lạm phát.

Chứ cứ chăm mắc loa phường “thân thiện hơn với người dân”, loạn cuộc thi hoa hậu, xem ra không giải quyết được gì!

Loa phường: bỏ hay giữ?

TTO – Nhiều ý kiến trái chiều về thông tin Hà Nội tính chuyện khôi phục và phủ sóng hệ thống loa truyền thanh về từng xã phường. Chia tay với những ồn ào từ loa phường hay bảo tồn và phát huy tốt hơn vai trò của nó?

Loa phường: bỏ hay giữ? - Ảnh 1.
Loa phường được gắn tại TP.HCM – Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH

Trang báo hôm nay, Tuổi Trẻ trích ý kiến của ba bạn đọc về chuyện này. Ý kiến của bạn thì sao?

Chẳng khác gì làm khổ nhau!

Hà Nội đang dự kiến phấn đấu đến năm 2025 sẽ “phủ sóng” toàn bộ hệ thống truyền thanh (dân gọi là loa phường). Đai diện của Sở Thông tin – truyền thông nêu rõ việc này nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền để người dân nắm bắt được chủ trương của địa phương cũng như “việc nội bộ” ở địa bàn.

Ý định là tốt, nhưng hồi sinh hệ thống mạng lưới loa phường là hoàn toàn không ổn, chẳng khác nào lại làm khổ nhau.

Phải thẳng thắn khẳng định, loa phường từng có vị trí lịch sử của nó, nhất là trong thời kỳ chiến tranh, những chiếc loa treo khắp xóm thôn, khắp đường phố luôn là bạn đồng hành với tất cả mọi người.

Nó có nhiệm vụ phổ biến chính sách, động viên nhân dân, nâng cao nhận thức thông qua những chương trình giải trí… Ai từng sống qua những năm tháng ấy đều nhớ những đóng góp đáng kể cho đời sống và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Đó là phương tiện thông tin đại chúng được coi là phù hợp với hoàn cảnh khi ấy với kỹ thuật đơn giản, giá thành rẻ, loa phường lan tỏa nhiều nội dung.

Từ những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, các đô thị đã lần lượt loại bỏ loa phường, chỉ giữ lại ở khu vực nông thôn.

Việc này rất được ủng hộ, bởi người dân không còn muốn nghe thêm những âm thanh ồn ào từ loa. Những bước tiến khổng lồ của phát thanh, truyền hình, báo chí, Internet, điện thoại thông minh… lại càng khiến cho loa phường phải lùi sâu vào dĩ vãng.

Những điều loa phường đảm đương trước đây, giờ được thể hiện qua các kỹ thuật mới vừa tiện lợi, vừa hiện đại. Kể cả những việc như truyền đạt thông tin nội bộ của từng cụm dân cư, cái mà loa phường thường tự hào chiếm thế độc tôn thì vẫn có thể cập nhật dễ dàng.

Thực tế cho thấy, từ lịch cắt điện, cúp nước đến thông báo sinh hoạt khu phố, chích ngừa, hội họp, học hành… đều đang được thông qua tính năng của điện thoại di động, vật bất ly thân, hầu như người nào cũng có.

Có cần duy trì loa phường? Người thành thị đang phải sống với nạn ô nhiễm tiếng ồn nên không muốn ồn thêm, nhất là vào ngày nghỉ.

Có nhiều cách để phát huy công tác tuyên truyền, cần dựa vào khoa học – kỹ thuật để đưa thông tin đến mỗi người dân một cách thân thiện, nhẹ nhàng, nhanh chóng nhất. Sao vẫn mãi tồn tại thứ loa phường ồn ào, nhằng nhịt dây nhợ?

Nếu ai đó còn luyến tiếc loa phường, cho rằng đây là loại hình “không thể thay thế” thì nên tổ chức lấy ý kiến dân. Qua đó mới có cơ sở tin cậy để cân nhắc nên hay không nên cho loa phường “hoàn thành sứ mệnh”.

Có những lúc tiếng loa thật hữu ích

Có những chương trình truyền thanh ngắn gọn thôi cũng khiến người ta không thể nào quên. Khi tôi xếp hàng mua thức ăn siêu thị ngày giãn cách năm ngoái, tôi được nghe trên loa thông tin những con số về ca nhiễm, ca đang điều trị, ca tử vong ở phường mình.

Xung quanh tôi lúc đó, ai cũng lắng nghe loa. Khi ở nhà, tôi không được nghe những thông tin này do loa gần nhà bà con phản đối quá đã phải “tắt tiếng” từ lâu. Lúc đó tôi nghĩ, tại sao mình đọc báo chuyện nơi xa mà tình hình nơi mình đang sống mình không biết?

Đầu tháng 5-2014, gia đình tôi từ TP.HCM ra Đà Nẵng. Tiếng loa sáng ở bãi biển Phạm Văn Đồng đưa tin về giàn khoan Hải Dương 981.

Tôi nhớ như in gương mặt nhiều người cùng nghe loa như tôi hôm ấy, những lời mọi người nói với nhau về biển Việt Nam mình với một cảm xúc không thể nào quên.

Về miền Tây Nam Bộ, 5h30 đã không thể ngủ nướng vì tiếng loa truyền thanh của huyện truyền về từng xã, đưa tin tức huyện và tỉnh, có cả những câu chuyện truyền thanh rất dân dã gần gũi, sau đó là tiếp âm chương trình thời sự Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ở nơi bà con không dễ mua được tờ báo, cũng không có thói quen tìm kiếm tin tức trên điện thoại, tiếng loa truyền thanh ở nông thôn, tỉnh lẻ như một món điểm tâm bổ ích, nhiều người vẫn thích bàn về những chuyện loa. Và tôi không nghe thấy ai phàn nàn gì về cái loa quen thuộc.

* Bà Nguyễn Thị Mai Hương (phó giám đốc Sở Thông tin – truyền thông Hà Nội):

Loa phường Hà Nội sẽ “thân thiện với người dân”

Loa phường là hình thức truyền phát thông tin không thể thay thế được. Sở Thông tin – truyền thông Hà Nội đang nỗ lực để thay đổi cách thức hoạt động “để thân thiện với người dân hơn”.

Các cộng đồng dân cư có nhu cầu khác nhau, không thể bắt bác tổ trưởng tổ dân phố đến từng hộ dân để thông báo thông tin.

Nhắn tin qua Zalo thì có người đọc, có người không. Nhưng khi phát qua hệ thống loa, người dân nắm được, truyền tải lại cho nhau, nên các chủ trương của thành phố, hoạt động nội bộ của cụm dân cư rất hiệu quả. Trong đợt dịch, vai trò phát huy rất là đặc biệt, loa truyền thanh hoạt động rất hiệu quả.

Về lo ngại tiếng ồn, sở đã nhiều lần tham mưu cho thành phố dần thay đổi để loa phường thân thiện hơn với người dân.

“Trước đây, tại các phường thường để các cụm loa lớn, có nơi để gần chục loa. Sau đó các phường đã đặt ít loa đi. Mỗi lần phát thanh kéo dài 15 phút sẽ không gây tiếng ồn đến mức lo ngại. Thông tin đưa lên loa phường phải là rất thiết yếu cho cộng đồng thì mới được phát. Trong 1 tuần, các phường sẽ phát 5 ngày, trừ thứ bảy và chủ nhật.

Thành phố sẽ nỗ lực để loa phường trở nên gần gũi, sát dân nhất và đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng nhỏ.

PHẠM TUẤN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Previous post Mẹ đơn τʜâɴ lấy τɾɑι tân, đêm tân hôn bố mẹ chồng nói 1 câu khiến nàng dâu sững người không tin vào tai mình nữa
Next post Vụ du кʜάcʜ ‘trần như nhộng’ ở Cửa Lò: Ρʜᾳτ 400k, công кʜɑι xιɴ lỗi
error: Content is protected !!